Gout

Bệnh gout là bệnh viêm khớp do vi tinh thể, đặc trưng bởi những đợt viêm khớp cấp tái phát, có lắng đọng tinh thể muối urat natri trong các mô, gây ra do tăng acid uric trong máu. Đây là bệnh do rối loạn chuyển hóa nhân purin, thuộc nhóm bệnh rối loạn chuyển hóa.

I. TRIỆU CHỨNG :

 Đau khớp dữ dội: Bệnh gout thường ảnh hưởng đến ngón chân cái đầu tiên, nhưng nó cũng có thể xảy ra ở bật kỳ khớp nào trong cơ thể. Khi bị bệnh gout, bẹn sẽ thấy cơn đau dữ dội nhất trong vòng từ 4-12 giờ đầu tiên.

– Cơn đau khớp dữ dội về đêm.

– Da bị đỏ, ngứa, bong tróc: Bệnh gout sẽ làm các khớp bị đỏ, trông như nhiễm trùng. Khi cơn đau thuyên giảm bạn có thể thấy khớp bị ngứa và vùng da xung quanh bong tróc.

– Gặp khó khăn khi vận động: Khi bệnh gout tiến triển, bạn không thể di chuyển khớp như bình thường.

– Cơn đau tái phát theo đợt: Các đợt gout tái phát có thể cách nhau vài tháng đến vài năm tùy theo cách mà bạn kiểm soát bệnh.

Nếu người bị bệnh gout không dùng thuốc trị gout thường xuyên, các triệu chứng của bệnh sẽ nghiêm trọng hơn:

– U cục tophi: bệnh này đặc trưng bởi sự tích tụ tinh thể dưới da. 

– Tổn thương khớp: nếu người bệnh không dùng thuốc trị gout, khớp có thể bị tổn thương vĩnh viễn.

– Sỏi thận: nếu không điều trị gout đúng cách, các tinh thể acid uric không chỉ tích tụ quanh khớp mà còn tích tụ trong thận gây ra sỏi thận.

II. CẬN LÂM SÀNG

Một số chỉ định cận lâm sàng cần thiết để chẩn đoán bệnh:

– Xét nghiệm máu để đo nồng độ acid uric trong máu

– Chọc hút dịch khớp tìm tinh thể acid uric

– Chụp X-quang khớp

– Siêu âm khớp

– Chụp CT scanner khớp

II. ĐIỀU TRỊ

2.1. Y học hiện đại

– Chế độ ăn tiết chế các thực phẩm giàu nhân Purin: Phủ tạng động vật, hải sản, nấm, các loại đậu như đậu nành, đậu phụng, đậu ván…Tăng cường rau xanh, các loại quả ngọt.

– Thuốc chống viêm:

+ Colchicin.

+ Thuốc kháng viêm không steroid: Ibuprofen, Piroxicam, Diclofenac, Meloxicam, Celecoxib, Etoricoxib…

+ Corticoid được chỉ định khi các thuốc trên không hiệu quả hoặc có chống chỉ định, cần rất hạn chế và dùng ngắn ngày.

– Thuốc giảm acid uric máu

+ Nhóm thuốc ức chế tổng hợp acid uric: Allopurinol…

+ Nhóm thuốc tăng thải acid uric: Probeneci, Sunfinpyrazol, Benzbriodaron…

2.2  Y học cổ truyền          

Tại Đơn vị Du lịch y tế – Bệnh viện Y học cổ truyền Đà Nẵng, ngoài phương pháp dùng thuốc (Tùy theo thể bệnh có các bài thuốc hoặc các vị thuốc nam điều trị phù hợp) và châm cứu còn có các phương pháp sau:

– Nhu châm.

– Xoa bóp bấm huyệt kết hợp chườm thuốc Y học cổ truyền: Chườm ấm trực tiếp lên vùng đau.

– Thủy trị liệu (Ngâm tắm thảo dược, sục bồn)

– Laser nội mạch

– Xông hơi thảo dược

– Ngoài ra kết hợp vật lý trị liệu: Siêu âm trị liệu, nhiệt lạnh trị liệu, điện trị liệu, bất động khớp tư thế chức năng.

            Sau đợt điều trị ổn định tại Bệnh viện, để đảm bảo hiệu quả và tránh tái phát bệnh nhân tiếp tục được theo dõi nhà (Tùy theo tình trạng bệnh mà bác sĩ có liệu trình thích hợp): Cao dây gắm